Video clip

Tỉ giá ngoại tệ

Giá vàng

Vàng
Mua
Bán
SBJ
SJC

Đang truy cập: 31

Tổng truy cập: 27424403

Sản phẩm nổi bật

CÁC BƯỚC CHỐNG THẤM VỚI CT-11A

CÁC BƯỚC CHỐNG THẤM VỚI CT-11A
(05/09/2014)

Chống thấm

 

Biệt thự - nhìn trực diện mặt tiền ngôi nhà
Mạch ngừng bêtông
Sàn tầng hầm
Tường tầng hầm
Sàn sân thượng
Khu vực ẩm ướt
Bể nước, bể bơi
Tường đứng
Sửa chữa vết nứt
Tường rỗ
Ngăn dòng chảy

o   Bước 1: Khi đổ bêtông phần sàn nên lưu ý thực hiện 2 việc:

  •  - Tạo ngàm trên sàn tại vị trí sẽ đổ bêtông tường. Ngàm này giúp tường bêtông sau này sẽ khó chuyển dịch đồng thời kéo dài đường đi của nước thấm (nếu có) ngay tại vị trí mạch ngừng này (hình minh họa).
  •  - Sử dụng màng ngăn nước PVC Waterstop để ngăn nước đi xuyên qua khe mạch ngừng khi xuất hiện co ngót bêtông trong quá trình sử dụng. Màng PVC Waterstop này được đặt ngầm 1 phần trong sàn và 1 phần trong tường bêtông.

o   Bước 2: Đổ bêtông phần tường. Sau khi dưỡng hộ bêtông sàn và tường, vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị chống thấm.
o   Bước 3: Nếu có hiện tượng nước thấm hoặc nước xì cục bộ thì dùng CT-05 chống thấm đông kết cực nhanh trám trét kỹ đến khi hết xì nước hoàn toàn mới thực hiện bước tiếp theo. (xem phần Ngăn dòng chảy)
o   Bước 4: Trám bêtông đá mi có trộn phụ gia chống thấm CT-11B vào vị trí khe tiếp giáp giữa tường và sàn. Lưu ý trám theo góc vát, không trám góc vuông.
o   Bước 5: Sau khi bêtông đủ mác, phủ 1 lớp CT-14 hoặc CT-18 rồi dán lưới thủy tinh lên. Sau đó phủ đè lên lưới thủy tinh thêm hai lớp CT-14 hoặc CT-18, mỗi lớp cách nhau tối thiểu 6-8 giờ.
o   Bước 6: Phủ lên toàn bộ bề mặt tường, sàn và vị trí tiếp giáp này 03 lớp CT-11A. Độ dày khoảng 100-120 cho mỗi lớp. Để khô tối thiểu 6-7 ngày.
o   Bước 7: Thi công lớp hồ bảo vệ lên trên lớp chống thấm. Để tăng chất lượng lớp vữa hồ, nên trộn vữa với phụ gia chống thấm CT-11B theo tỷ lệ 5kg CT-11B cho 1m3hồ.

Gửi câu hỏi